Ảnh minh họa
1. Xây dựng uy
tín
Bạn có tin rằng khả năng thuyết phục của bạn được
quyết định trước khi bài thuyết trình bắt đầu không? Uy tín cá nhân quyết định
điều đó. Chẳng ai muốn nghe một người mà họ không tin tưởng và tôn trọng.
Đầu tư phát triển chuyên môn trong lĩnh vực mà
bạn muốn gây ảnh hưởng đến người khác. Khi thuyết trình, hãy chắc rằng thông
tin đó thật sự cần thiết và đáng tin cậy cho khán giả. Một phong cách thuyết
trình sinh động cũng sẽ góp phần xây dựng một uy tín tốt.
2. Hiểu khán giả
Bạn cần biết mình sẽ thuyết trình cho những ai.
Mục tiêu, nhu cầu, mong muốn của khán giả là gì? Khán giả có biết trước về chủ
đề thuyết trình không? Quan điểm của họ về vấn đề này như thế nào? Cách hành xử
của khán giả là gì? Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ xác định được
chiến lược thuyết trình hiệu quả của mình.
3. Trình bày rõ
ràng
Điều gì quyết định tính hiệu quả của buổi thuyết
trình? Đó là sự rõ ràng. Có rất nhiều yếu tố mang lại sự rõ ràng, sạch sẽ cho bài
thuyết trình của bạn: định hướng ban đầu, trình tự trình bày, lượng thông tin
tại một thời điểm,…
4. Lập luận chặt
chẽ
Không phải ai cũng bị thuyết phục bằng một lập
luận chặt chẽ (thế mới là chúng ta!) nhưng bạn cứ thử bỏ đi tính hợp lý trong
bài thuyết trình của mình xem!
5. Đưa ra bằng chứng
mạnh mẽ
Bạn không thể thuyết phục được ai nếu thiếu những
bằng chứng, ví dụ minh họa. Bạn cần phải có những dẫn chứng để lý giải vì sao
đó là vấn đề quan trọng, vì sao người khác phải làm theo những gì bạn nói.
6. Sử dụng giọng
điệu tích cực
Rõ ràng là hầu hết đối tượng bạn cần thuyết phục
là những người trưởng thành (và thông minh). Vì vậy, đừng tỏ ra bỗ bã hay bình
dân. Hãy tỏ ra lịch thiệp, tôn trọng và chân thành.
7. Thể hiện cảm
xúc
Một bài thuyết trình sạch sẽ, dẫn chứng đầy đủ,
lập luận chặt chẽ vẫn có thể chẳng thuyết phục được ai nếu thiếu cảm xúc. Cố
gắng hiểu những hỉ, nộ, ái, ố của khán giả và sử dụng thông tin đó trong cách
thuyết trình.
8. Quan tâm đến lợi
ích cá nhân của khán giả
Con đường ngắn nhất để thuyết phục người khác là
đáp ứng nhu cầu, lợi ích cá nhân của họ. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khán
giả trước khi đưa ra một đề nghị hoặc yêu cầu cho họ. Chỉ cần bạn trả lời được
câu hỏi “Điều đó có lợi gì cho tôi?”, mọi sự chú ý của khán giả sẽ thuộc về
bạn!