Giao lưu là sự tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi
qua lại giữa 2 hay nhiều đơn vị với nhau nhằm học tập, giải trí, hiểu biết lẫn
nhau... tăng cường hơn nữa mối đoàn kết hữu nghị giữa các đơn vị. Giao lưu có rất
nhiều hình thức thể hiện như thông qua một kỳ trại, một buổi đấu bóng đá, bóng
chuyền... một buổi hội thảo, trao đổi. Riêng bài này chỉ nhằm giới thiệu giao
lưu là một hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, loại hình mà hiện nay ở các
cơ sở Đoàn – Hội thường hay tổ chức.
Tổ
chức giao lưu
Giao lưu là sự tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi
qua lại giữa 2 hay nhiều đơn vị với nhau nhằm học tập, giải trí, hiểu biết lẫn
nhau... tăng cường hơn nữa mối đoàn kết hữu nghị giữa các đơn vị. Giao lưu có rất
nhiều hình thức thể hiện như thông qua một kỳ trại, một buổi đấu bóng đá, bóng
chuyền... một buổi hội thảo, trao đổi. Riêng bài này chỉ nhằm giới thiệu giao
lưu là một hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, loại hình mà hiện nay ở các
cơ sở Đoàn – Hội thường hay tổ chức.
Để chương trình giao lưu diễn ra suông
sẻ và thành công như ý định, trong chuẩn bị cần nắm chắc các ý sau:
1.
Mục đích yêu cầu của cuộc giao lưu:
Do xuất phát từ khái niệm giao lưu cho
nên người tổ chức nên xem đây là dịp giúp cho chúng ta thực hiện các chức năng
cụ thể của mình:
- Chức năng giáo dục và rèn luyện
Ví dụ: thông qua giao lưu bằng hình thức
thi tìm hiểu, hái hoa dân chủ, tái hiện lịch sử... ta có thể lồng vào các nội
dung tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Bác Hồ, về kiến thức chung, về phong tục tập quán
địa phương, một đơn vị cụ thể nào đó...
- Chức năng giải trí, vui chơi
Ví dụ: thông qua giao lưu ta có thể lồng
vào các hình thức: hát, kể chuyện, trò chơi sinh hoạt, kịch, đố vui, hóa trang,
múa, khiêu vũ...
- Ngoài ra, giao lưu còn để thực hiện
nhiều chức năng khác như: mở rộng vòng tay bè bạn, tự tìm hiểu các mô hình hoạt
động hay để học tập, tạo cho các thành viên trong đơn vị mình tính dạn dĩ, lòng
tự tin, tự chủ khi có dịp xuất hiện trước đám đông...
2.
Đối tượng cuộc giao lưu:
Cần nắm cụ thể: số lượng bao nhiêu?
Thành phần nào? Chia bao nhiêu tổ, toán? Chia theo từng đơn vị hay giúp nhiều
đơn vị thành 1 tổ? Số lượng nam nữ có tương đồng không? Nam nhiều hay nữ nhiều?
Tuổi? Đặc biệt là trình độ kỹ năng tổ chức hoạt động của các lực lượng có tương
đồng không? Đây là điều quan trọng vì rất nhiều chương trình giao lưu không
thành công do đối tượng không tương đồng về ngành nghề, tuổi tác, số lượng...
3.
Thời gian giao lưu:
Nên nắm tổng thể thời gian có được là
bao lâu: 2 giờ, 4 giờ, 1 ngày, 2 ngày...? Theo nguyên tắc hoạt
động thì thời gian càng nhiều cường độ
hoạt động càng ít. Thời gian có được của cuộc giao lưu là ngày hay đêm? Nếu là
ngày thì nên xen vào các loại hình thể dục thể thao, tham quan, ngắm cảnh... nếu
là đêm thì nên có các loại hình văn hóa văn nghệ... Khi phân bổ thời gian cần
lưu ý các sinh hoạt khác như ăn uống, ngủ nghỉ, các sinh hoạt cá nhân.
4.
Địa điểm giao lưu:
Có bao nhiêu địa điểm cần sử dụng, địa
điểm trong phòng hay ngoài trời? Chỗ ngồi cho người tham
gia thế nào? Âm thanh, ánh sáng? Trang
trí? Thời tiết lúc giao lưu diễn ra? Có gì thuận lợi cần phát huy, có gì khó
khăn cần khắc phục.
5.
Hình thức quy mô cuộc giao lưu:
Hình thức, quy mô cuộc giao lưu thể hiện
cụ thể ở nhiều góc độ: từ đầu đến cuối cuộc giao lưu; từ nội dung hình thức thể
hiện đến số lượng người tham gia lẫn đại biểu đến dự.
Ví dụ: đêm giao lưu sẽ có diễn văn nghệ,
vậy trong chương trình văn nghệ đó người diễn có cần tập dợt không, hay chỉ là
xử lý tình huống? Dàn âm thanh ánh sáng được chuẩn bị cỡ nào? Có chụp ảnh, quay
phim? Có đại biểu dự nhiều không? Khán giả là ai? Số lượng...?
6.
Nội dung cuộc giao lưu:
Cần trả lời được các câu hỏi: trong
chương trình giao lưu này nội dung nào để giáo dục, rèn luyện, giải trí, làm
quen, để chúc mừng, để tự thể hiện mình, hình thức nào thể hiện các nội dung
đó, hình thức có phù hợp với đối tượng.
7.
Phương tiện phục vụ cho cuộc giao lưu:
- Phục vụ cho ăn, ngủ, nghỉ, đi lại (nếu
có).
- Phục vụ cho các hoạt động: âm thanh,
ánh sáng, bàn ghế, hội trường, hoa, nước uống, trang trí.
- Phục vụ cho các nội dung: vật dụng
trò chơi, câu hỏi, đáp án, bảng điểm...
- Quà thưởng, quà lưu niệm...
8.
Ban tổ chức cuộc giao lưu:
Dự kiến Ban tổ chức bao nhiêu người?
Thành phần gồm có ai? Chia bao nhiêu bộ phận? Phân công nhiệm vụ gì cho mỗi bộ
phận và cá nhân?...
9.
Kinh phí:
Dự kiến tổng kinh phí bao nhiêu ? Có cần
đơn vị bạn chia sẻ không?
Để chuẩn bị tốt các nội dung trên cần
phối hợp chặt với đơn vị giao lưu để cùng thỏa thuận. Tránh tự ý đề ra nội dung
sau đó buộc các đơn vị bạn phải theo ý định của riêng đơn vị mình.
10
kinh nghiệm để tổ chức tốt một buổi sinh hoạt giao lưu
Mười kinh nghiệm nhỏ sau đây sẽ giúp
các bạn thêm tự tin trước khi tổ chức một buổi sinh hoạt giao lưu:
1. Tìm hiểu kỹ về đối tượng sẽ giao lưu
Đây là một công việc rất quan trọng,
giúp bạn tránh khỏi những sai sót đáng tiếc trong quá trình giao tiếp. Người đối
diện cũng sẽ rất hài lòng khi thấy bạn tỏ thiện chí bằng cách tìm hiểu trước về
họ và tìm ra tiếng nói chung.
2. Chuẩn bị kỹ nội dung giao lưu
Chẳng có gì là lãng phí thời gian khi bạn
lập sẵn một chương trình chi tiết cho buổi giao lưu, có phân công trách nhiệm
rõ ràng. Thông thường, một buổi giao lưu sẽ gồm các trình tự sau:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần
tham dự.
- Một vài trò chơi tập thể hoặc tiết mục
văn nghệ để làm quen.
- Đi vào nội dung chính (tọa đàm, trao
đổi, hoạt động thể thao, thi đố tìm hiểu...)
- Kết thúc. Có thể gút vấn đề, trao quà
lưu niệm...
3. Đừng quên chăm chút cho khung cảnh
xung quanh.
Ví dụ: một tấm phông chào mừng, bình
hoa... Nó sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc tạo nên bầu không khí ban đầu.
4. Vai trò người dẫn chương trình sẽ rất
quan trọng.
Cần chọn một bạn có khả năng ứng biến
linh hoạt, biết kỹ năng quản trò, hiểu biết rộng, có óc hài hước càng tốt để tạo
không khí nhẹ nhàng, thoải mái cho mỗi người tham dự. Nên ưu tiên cho những bạn
có uy tín hơn để dễ thuyết phục người nghe trong trường hợp có tranh luận (xem
thêm bài Người dẫn chương trình).
5. Thông báo trước nội dung giao lưu
cho những người tham dự để họ có thể chủ động đóng góp ý kiến và tham gia tốt.
Chẳng ai muốn đến một cuộc họp mà không rõ mình sẽ “múa may” như thế nào trong
đó.
6. Sắp xếp một thời gian thật hợp lý
cho buổi giao lưu, để hạn chế càng nhiều càng tốt những người đang ngồi trong
cuộc mà không yên tâm vì những công việc đang bỏ dở.
7. Xếp chỗ ngồi cho hai (hoặc nhiều
hơn) đối tượng sẽ giao lưu là cả một nghệ thuật. Tránh trường hợp “phe” nào nói
chuyện với “phe” đó, hoặc tệ hơn là mình “ta” bơ vơ giữa những người lạ hoắc.
Đâu phải bạn nào cũng là một nhà ngoại giao!
8. Lưu ý những tập tục, thói quen của địa
phương để tránh phạm những sai lầm đáng tiếc. Nhưng cũng phải khéo léo từ chối
những điều mà theo bạn không thật cần thiết.
9. Tuyệt đối không tạo sự ganh đua nếu
đó là một buổi thi đấu thể thao hoặc các trò chơi đối kháng. Chơi hết mình
nhưng không được “ăn thua đủ” với đối tượng. Đó đâu phải là mục đích cuối cùng
của chúng ta khi tham gia giao lưu, phải không?
10. Và cuối cùng, sau buổi giao lưu hãy
cố gắng mời gọi đối tượng giao lưu cùng tham gia hoạt động với mình nếu có dịp
thuận tiện. Ví dụ: trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, sau khi tổ chức
giao lưu với thanh niên địa phương thì mời các bạn cùng tham gia các hoạt động
của chiến dịch như vệ sinh môi trường, truyền thông dân số – sức khỏe...